SERIES CHUYỆN HO - CẢM - SỔ MŨI (P.3)

Victoria Healthcare cam kết chăm sóc bệnh nhân dựa trên bằng chứng y khoa đáng tin cậy nhất, không lạm dụng thuốc và xét nghiệm.
CÁCH RỬA MŨI GIẢM NGHẸT CHO TRẺ
Đối với trẻ bị sổ mũi thì cha mẹ không cần phải cho trẻ uống thuốc hay siro trị ngạt mũi bởi vì thuốc này sẽ làm cho nước mũi của trẻ bị khô đặc lại và gây nghẹt mũi thêm, đồng thời nó cũng làm đặc chất nhầy trong phổi khiến trẻ có nguy cơ khó thở khò khè. Thay vào đó, cha mẹ có thể áp dụng những cách thức sau:
• Dùng dụng cụ hút mũi để hút mũi cho trẻ. Không nên dùng miệng để hút mũi trực tiếp bởi cách này có thể lây bệnh cho trẻ.
• Có thể dùng nước muối sinh lý để nhỏ vào mũi hoặc chai xịt chứa nước biển sâu, hoặc nước thường cũng được miễn là nước sạch. Các loại nước nhỏ mũi hay nước biển sâu này có thể dễ dàng tìm mua ở các nhà thuốc mà không cần toa của bác sĩ.
• Để trẻ ngồi, đầu hơi cúi về phía trước, rồi dùng nước biển sâu hoặc nước muối sinh lý xịt vào một bên mũi của bé, hoặc có thể để trẻ nằm nghiêng rồi xịt vào một bên mũi để nước chảy qua mũi bên kia.
Việc rửa mũi không hề đẩy dịch nhầy vào sâu bên trong xoang, nó chỉ giúp cho nước mũi loãng ra và dễ chảy ra hơn. Sau khi dịch mũi được làm loãng, cha mẹ có thể dùng tâm bông ngoáy lấy dịch ra nếu là trẻ sơ sinh, hoặc yêu cầu trẻ xì ra nếu trẻ đã lớn. Tuy nhiên cần lưu ý, đối với những trẻ dễ bị chảy máu thì không nên xì mũi vì việc này có thể làm cho mạch máu dễ vỡ và gây ra chảy máu mũi.
**Cha mẹ cũng lưu ý không nên dùng nước ấm nhỏ thêm tinh dầu để xông mũi cho trẻ vì có thể gây sưng niêm mạc mũi, khiến cho việc thở của trẻ khó khăn hơn.
VHC. SOt 2021
SỐT
Bên cạnh sổ mũi và ho, trẻ có thể có thêm triệu chứng sốt.
Sốt là phản ứng có lợi, giúp cơ thể trẻ sản sinh kháng thể để tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
Trong cảm siêu vi, thường triệu chứng sốt sẽ kéo dài khoảng 2-3 ngày và tự hết. Trẻ có thể sốt khoảng 38-40°C và nhiệt độ sốt không gây hại gì cho sức khỏe của trẻ. Do đó, thông tin cho rằng sốt cao khiến cho các men tiêu hóa hoạt động kém, nếu để lâu không hạ sốt làm men không chuyển hóa được protein thành năng lượng đi nuôi cơ thể sẽ khiến trẻ kiệt sức là không đúng.

Sốt cao hay sốt thấp không nói lên được tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, mà hành vi cư xử của trẻ mới thể hiện ra bệnh nặng hay nhẹ. Do đó, bác sĩ cần căn cứ vào tổng trạng của trẻ để chẩn đoán tình trạng bệnh tình của trẻ.
Trẻ bị sốt cao nhưng vẫn có những biểu hiện như sau thì không bị coi là bệnh nặng:
• Trẻ có chơi, lanh lợi.
• Trẻ có thể ỉu xìu, ngủ nhiều hơn, nhưng nếu kêu trẻ dậy ăn, uống nước hay đi tắm, trẻ vẫn có thể làm được điều đó, ăn được chút xíu và nằm ngủ, thì như thế vẫn chưa gọi là đừ.
• Trẻ bỏ ăn mà uống nước đưỡ thì vẫn chưa gọi là đừ. Do đó, cha mẹ nên khuyến khích cho trẻ uống nước và mặc đồ thoáng mát.
• Có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt nếu trẻ quá khó chịu, bứt rứt, quấy khóc…Uống thuốc xong, trẻ hạ sốt, chơi lại bình thường thì cha mẹ có thể yên tâm.
Tuy nhiên, cũng có những trẻ cảm-ho-sổ mũi nhưng không sốt hoặc ngược lại là trẻ có thể sốt mà không bị cảm-ho-sổ mũi. Và để hiểu hơn về vấn đề sốt và các cách xử lý khi trẻ sốt, bạn nên theo dõi fanpage các bài tiếp theo về “Chuyện Sốt”.
Dr. Nguyễn Trí Đoàn – Trích “Để con được ốm”
Xem lại phần 1: Series Chuyện ho - cảm - sổ mũi 
Phần 2: Series Chuyện ho - cảm - sổ mũi
PHÂN BIỆT CẢM DO SIÊU VI VÀ CẢM DO VI KHUẨN
VHC. Cam do sieu vi va vi khuan
Làm thế nào để phân biệt được tác nhân gây bệnh là do siêu vi hay do vi khuẩn ?
Thực tế, phải thừa nhận rằng, bình thường rất khó để cha mẹ có thể phân biệt được. Thậm chí, dù là bác sĩ nhưng nếu không có đủ thời gian để theo dõi bệnh thì cũng khó phân biệt được bệnh. Do đó, cha mẹ cần theo dõi bệnh kỹ trong một thời gian dài, theo dõi diễn tiến bệnh, theo dõi biểu hiện của trẻ và có thể căn cứ vào một vài yếu tố sau đây:
Theo thống kê, có đến 99% trẻ bị bệnh do siêu vi, 1% mới bị bệnh do vi khuẩn. Nên dù giai đoạn đầu biểu hiện bệnh của cả hai nguyên nhân đều giống nhau, người ta sẽ chẩn đoán dựa theo xác suất sẽ là do siêu vi gây bệnh. Một số rất ít bệnh do vi khuẩn gây ra có triệu chứng chảy mũi sẽ kéo dài hơn, biểu hiện bệnh nặng hơn và đi kèm nhiều triệu chứng khác như đau người, sốt bị đừ.
Trong một số trường hợp, bác sĩ cần chỉ định làm xét nghiệm máu để kiểm tra chỉ số bạch cầu: nếu chỉ số bạch cầu bình thường thì nhiều khả năng là do nhiễm siêu vi, còn chỉ số bạch cầu tăng cao đột biến so với chỉ số bình thường của lứa tuổi thì rất có thể trẻ bị nhiễm vi khuẩn. Ở đây cần lưu ý rằng, chỉ số bạch cầu theo từng độ tuổi rất khác biệt, nên nếu bác sĩ sử dụng chuẩn chỉ số bạch cầu của trẻ sẽ rất dễ gây ra chẩn đoán nhầm. Do đó, việc so sánh chỉ số bạch cầu đúng với từng độ tuổi là rất QUAN TRỌNG trong việc đưa chẩn đoán bệnh chính xác. Chỉ số trung bình này có thể tìm thấy trên các trang website về y khoa.
Ví dụ: trẻ 2 tuổi có kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số bạch cầu là 15k. Đối với người lớn chỉ số này được coi là cao, nhưng đối với trẻ ở độ tuổi này lại là BÌNH THƯỜNG. Nhưng vì chỉ số này được đưa ra đối chiếu với người lớn, nên bác sĩ rất dễ cho rằng trẻ bị bệnh do nhiệm vi khuẩn và kê thuốc không chính xác.
Tương tự như thế với chỉ số CRP. Chỉ số CRP cao cho thấy tình trạng đáp ứng viêm cấp, chứ không nói lên rằng trẻ bị nhiễm siêu vi hay vi khuẩn. Nếu chỉ số này quá cao, bác sĩ có thể nghi ngờ trẻ bị nhiễm vi khuẩn. Tuy nhiên, các chỉ số này chỉ là một trong những yếu tố để chẩn đoán thôi (bởi cũng có những trường hợp nhiễm siêu vi nhưng chỉ số bạch cầu vẫn tăng cao). Do đó, bác sĩ cần phải xem xét kết hợp nhiều yếu tố: nếu trẻ có nhiều triệu chứng + biểu hiện bệnh của trẻ + diễn biến bệnh + chỉ số bạch cầu và CRP cao, lúc đó mới kết luận tác nhân gây ra bệnh có thể là do vi khuẩn và cho trẻ uống kháng sinh.
VIÊM CẤP CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
VHC. Viem cap co nguy hiem khong
Viêm bệnh cấp như viêm tai giữa cấp, viêm họng cấp,…nghĩa là bệnh mới xảy ra. Cấp ở đây có nghĩa là “mới”, dùng để phân biệt với bệnh mạn tính – bệnh kéo dài. Thường khi mới xảy ra thì triệu chứng nặng hoặc mạnh, nên do đó, cha mẹ khi nghe đến “viêm cấp” hay lo sợ nếu không chữa bằng kháng sinh ngay thì sẽ gây nguy hiểm dến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, đa số quá trình viêm cấp (viêm mũi, họng, phế quản, tiểu phế quản) không nguy hiểm hay ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhiều.
Do đó, trẻ bị viêm gì cũng không quan trọng bằng việc xác định tác nhân gây ra tình trạng viêm đó. Chỉ khi xác định được tác nhân gây bệnh thì mới có thể chữa đúng cách, đúng bệnh. Những bệnh do siêu vi sẽ thuyên giảm và tự hết sau 2 tuần. Trong 2 tuần đó, trẻ sẽ có triệu chứng ban đầu như sốt từng cơn (mỗi 4 tiếng/lần), có thể có sổ mũi hoặc không, ho khan, ho có đờm, ho đến ói ra và sau đó sẽ khỏi. Những bệnh do vi khuẩn thì cần uống kháng sinh. Để hiểu rõ hơn về việc khi nào thì cần cho trẻ uống kháng sinh, bạn nên đọc “Chuyện Sử dụng kháng sinh đúng bệnh” sẽ được chia sẻ trong những bài viết sắp tới.
Ví dụ: trẻ bị viêm mũi do siêu vi sẽ tự khỏi sau 2 tuần. Bác sĩ dù cho trẻ uống kháng sinh cũng không có tác dụng. Nhưng cũng là trẻ đó mà viêm mũi do vi khuẩn, thì cần dùng kháng sinh để trị bệnh.

Nguồn tham khảo: Victoria Healthcare

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục dịch vụ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây