KHI NÀO NÊN LẤY RÁY TAI CHO TRẺ?

Victoria Healthcare cam kết chăm sóc bệnh nhân dựa trên bằng chứng y khoa đáng tin cậy nhất, không lạm dụng thuốc và xét nghiệm.

Vấn đề có nên hay không nên lấy ráy tai cho trẻ là câu hỏi được cha mẹ đề cập đến thường xuyên. Để đi đến vấn đề có nên lấy ráy tai hay không? Trước hết ta cần biết ráy tai là gì? 

Ráy tai là những chất tiết ra trong ống tai ngoài, trong đó có chất diệt khuẩn, để ngừa nhiễm khuẩn của ống tai. Ráy tai đồng thời cũng ngăn không cho bụi đi sau vào trong màng nhĩ, ngăn không cho côn trùng (động vật nhỏ) đi sâu vào tai.

Mỗi ngày, ráy tai đều được lông tai đẩy ra ngoài. Lông tai là những sợi lông mọc ở trên thành ống tai (giống như sợi lông trong thành lỗ mũi vậy) và những sợi lông này có nhiệm vụ đẩy ráy tai ra ngoài. Tuy nhiên, chỉ có đoạn ống tai bên ngoài mới có lông để đẩy ráy tai ra, còn phía sâu bên trong gần màng nhĩ thì không có lông tai. Vì thế, chúng ta chỉ nên chùi ráy tai bên ngoài, chứ không nên dùng tăm bông để lấy ráy tai, vì tăm bông sẽ đẩy ráy tai đi vào sâu bên trong và bị kẹt lại trong ống tai, dù không gây ảnh hưởng đến việc nghe của trẻ. Do đó, nếu trẻ có ráy tai bên trong mà bị ngứa, thì nên dùng “móc tai” để lấy ra hoặc đưa trẻ đến bác sĩ để lấy ra.

Đa phần người châu Á có ráy tai khô, nhưng cũng có một số người ráy tai ướt. Bình thường không cần lấy ráy tai cho trẻ, nhưng nếu ráy tai khô và cứng lại, gây ảnh hưởng đến việc nghe thì nên nhỏ thuốc làm mềm ráy tai và lấy ra (nên đến bác sĩ để lấy). 

Còn có nhiều mẹ thắc mắc vì sao ngửi tai con có mùi hôi, mùi chua, liệu có vẫn đề gì không?

Tôi xin trả lời là không. Việc tai có mùi là hoàn toàn bình thường. Một vấn đề nữa là nhiều mẹ sợ nước vào tai con (khi tắm hoặc đi bơi) sẽ gây viêm tai, điều này cũng không đúng nốt. Như đã nói ở đầu, ống tai ngoài và khoang tai giữa không thông nhau, nên nước vào tai sẽ nằm ở tai ngoài, sau đó sẽ tự chảy ngược ra sau một thời gian ngắn. Khi nước chảy ra có thể mang theo ráy tai nên có màu hơi vàng và điều này không ảnh hưởng gì đến tai của trẻ cả.
Bs. Nguyễn Trí Đoàn - Trích "Để con được ốm"

(Bài viết của sử dụng hình ảnh từ Shutterstock)

Nguồn tham khảo: Victoria Healthcare

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục dịch vụ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây