Victoria Healthcare cam kết chăm sóc bệnh nhân dựa trên bằng chứng y khoa đáng tin cậy nhất, không lạm dụng thuốc và xét nghiệm.
Mỗi năm, đều sẽ có những đợt bùng phát dịch bệnh như thủy đậu, sốt xuất huyết hay tay chân miệng. Các dịch bệnh này đều là những nhiễm trùng do siêu vi, do đó, không có thuốc để điều trị một cách hiệu quả.
Cách thức chăm sóc đối với bệnh do virus đều giống nhau: sử dụng thuốc giảm triệu chứng hoặc sử dụng một số biện pháp hỗ trợ để giảm khó chịu cho trẻ. Hầu hết các bệnh đều có triệu chứng sốt, do đó, cách thức chăm sóc giống như chăm sóc trẻ bị sốt thông thường. Khuyến khích trẻ uống nước đầy đủ.
Đặc biệt, bệnh SỐT XUẤT HUYẾT có biến chứng là trụy mạch do thoát dịch của thành mạch, khiến giảm thể tích dịch và không đủ lưu lượng dịch để cung cấp cho các cơ quan quan trọng như não, tim, gan, thận và những cơ quan quý báu khác của cơ thể, Người ta gọi là hiện tượng bị sốc giảm thể tích. Do đó, cần đăc biệt chú trọng khuyến khích trẻ uống đủ nước, có thể uống từng chút một các loại nước dễ uống như nước dừa tươi hay nước điện giải để bù nước. Trong trường hợp cấp thiết, trẻ không thể tự uống nước, có thể cho trẻ truyền dịch để đảm bảo tránh được tình trạng biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Riêng đối với bệnh THỦY ĐẬU, trẻ có thể uống thuốc để kiềm hãm sự tăng sinh của siêu vi thủy đậu trong vòng 48 tiếng đầu tiên khu bắt đầu cho triệu chứng nhiễm bệnh, Tuy nhiên, không phải bé nào cũng uống được loại thuốc này. Đối với các bé dưới 13 tuổi, bệnh thủy đậu ít gây ra biến chứng nặng nên người ta không cho uống kháng virus đối với virus thủy đậu. Với trẻ lớn hơn 13 tuổi thì có thể sử dụng thuốc kháng virus sớm. Bên cạnh đó, thủy đậu gây ra nhiều nốt bong nước nổi ngoài da. Khi những nốt này vỡ ra sẽ là cửa ngõ để vi khuẩn xâm nhập vào và gây nhiễm trùng ngoài da, rồi vi khuẩn xâm nhập sâu hơn, lây lan vào máu gây nhiễm trùng máu. Do đó, quan trọng nhất là vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tắm rửa một vài lần trong ngày bằng xà phòng, cắt móng tay ngắn, rửa tay thường xuyên vì trẻ dễ gãi nhiều do nốt thủy đậu rấ ngứa.
Cuối cùng, với bênh TAY-CHÂN MIỆNG, khi trẻ bị đau họng đau miệng trẻ sẽ ăn, uống, bú sữa khó khăn…dẫn đến nguy cơ biến chứng do mất nước vì nạp không đủ nước. Nên cha mẹ cần cho trẻ uống nước đầy đủ. Nên cho trẻ uống nước lạnh, ăn kem bới nó giúp làm giảm bớt đau do vết loét trong miệng gây ra.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên lưu ý đến một số biến chứng hiếm gặp khác như viêm não, viêm tim…thì trẻ cần được theo dõi trong bệnh viện để can thiệp kịp thời khi cần.
Bs. Nguyễn Trí Đoàn – Trích “Để con được ốm”
(Bài viết của sử dụng hình ảnh từ Shutterstock)
Nguồn tham khảo: Victoria Healthcare
Ý kiến bạn đọc