Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt-Anh, Đại học Đà Nẵng tổ chức Hội thảo khoa học kinh nghiệm xây dựng nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

Ngày 19/01/2021, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt-Anh, Đại học Đà Nẵng (VNUK) vừa tổ chức thành công Hội thảo khoa học kinh nghiệm xây dựng nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. 

Đây là sự kiện khoa học nằm trong khuôn khổ Chương trình Researcher Links của Quỹ Newton do VNUK chủ trì, phối hợp với các đối tác như: Đại học Aston, Vương quốc Anh, Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST)-Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức. 

TS.Nguyễn Thị Mỹ Hương-Viện trưởng VNUK

(chính giữa) ký kết hợp tác với các đối tác 

Hội nghị quy tụ nhiều đại biểu, các nhà khoa học, chuyên gia và doanh nhân đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước, các viện nghiên cứu, các trường ĐH và doanh nghiệp như: PGS.TS. Nguyễn Hồng Quân-Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tuần hoàn, ĐH Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết-Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST), Trường ĐH Bách khoa Hà Nội; Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế - Xã hội thành phố Đà Nẵng Huỳnh Huy Hòa; Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng Mai Tấn Linh… 

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Thị Mỹ Hương-Viện trưởng Viện VNUK đã chào mừng quý đại biểu và nêu bật ý nghĩa lần đầu tiên một hội nghị khoa học về xây dựng nền kinh tế tuần hoàn được tổ chức tại Đà Nẵng, quy tụ nhiều chuyên gia, các nhà khoa học, doanh nhân cùng chia sẻ tri thức, kinh nghiệm, đem đến những góc nhìn mới mẻ và tầm nhìn cho tương lai phát triển bền vững. 

Hội thảo quy tụ nhiều chuyên gia,

diễn giả uy tín

Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết-Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST), Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, việc thúc đẩy nghiên cứu liên ngành qua đó phát triển tri thức, năng lực điều hành về kinh tế tuần hoàn là chủ đề có tính thời sự, phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững cũng như định hướng kết nối, xây dựng môi trường nghiên cứu của Quỹ Newton hướng đến, tài trợ. Theo Viện trưởng INEST, hình thành một trung tâm về kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam là hướng đi phù hợp. 

Tại Hội thảo, Viện VNUK và các đối tác (Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường-Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn – ĐH Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu và Phát triển Kinh tế Xã hội Đà Nẵng và Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng) đã cùng ký kết Thoả thuận hợp tác phát triển đào tạo và nghiên cứu về kinh tế tuần hoàn.

Lãnh đạo Viện VNUK tặng hoa

các diễn giả tại Hội thảo 

Theo Thoả thuận hợp tác, các bên sẽ đồng hành triển khai nhiều hoạt động như: Chia sẻ tri thức, kinh nghiệm; Trao đổi giảng viên, chuyên gia; Liên kết đào tạo, hỗ trợ sinh viên thực tập và nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn, đồng thời thúc đẩy trao đổi học thuật, nghiên cứu ứng dụng, đề xuất các giải pháp, chiến lược cho lĩnh vực này. 

Tại Hội thảo, các chuyên gia, diễn giả giàu kinh nghiệm điều hành, quản lý doanh nghiệp cũng đã giới thiệu, cùng thảo luận các mô hình mới về kinh tế tuần hoàn,  phân tích, so sánh và đánh giá các giá trị kinh tế, nhằm đem lại cơ hội, giải pháp cho các doanh nghiệp phát triển, thích ứng với bối cảnh hội nhập trong kỷ nguyên 4.0.

Xem thêm trên Báo Giáo dục và Thời đại. 

Tin Trung tâm TT-HL và Truyền thông ĐHĐN 

Nguồn tham khảo: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục dịch vụ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây