Tại sao ai cũng quan tâm đến tình trạng thiếu điện toàn cầu?

Những gì bạn cần biết

Hiện đang có một sự thiếu hụt năng lượng đáng lo ngại từ châu Âu đến châu Á, gây ra bởi sự hạn chế nguồn cung từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới và điều đó sắp sửa làm đóng cửa các nhà máy và tăng hóa đơn tiền điện. Dù không có một lý do duy nhất cho sự thiếu hụt này – nhưng những thứ như nhu cầu của khách hàng, các vấn đề kỹ thuật và thiếu đầu tư đều đóng vai trò – cuộc khủng hoảng này đang nhăm nhe lan rộng ra nhiều quốc gia hơn và ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế toàn cầu.

Giá khí đốt tự nhiên và than đá, thứ được sử dụng để cung cấp năng lượng cho các nhà máy và sưởi ấm cho các ngôi nhà, đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm do sự phục hồi sau đại dịch va chạm với những hạn chế về nguồn cung trong khoảng thời gian gần tới mùa đông Bắc bán cầu.

Cuộc khủng hoảng đã buộc một số nhà sản xuất phân bón ở châu Âu phải giảm sản lượng, trong khi đó lưới điện Trung Quốc phân phối có định mức nguồn cung tới các nhà máy, điều này sẽ hạn chế sản lượng. Điều đáng lo ngại là trời vẫn chưa lạnh. Tiêu thụ năng lượng thường đạt đỉnh điểm khi nhiệt độ lạnh làm gia tăng nhu cầu sưởi ấm.

Hiện tại, Trung Quốc đang tìm cách áp dụng các biện pháp để cố gắng hạ nhiệt giá than cao ngất trời và giảm bớt tình trạng thiếu điện của chính nước này, trong khi các công ty tiện ích trên khắp thế giới đang làm việc không mệt mỏi để cố gắng đảm bảo nguồn cung cấp nhiên liệu nhiều hơn.

Các con số

• 1.300%: Sự gia tăng của hợp đồng khí đốt tự nhiên tiêu chuẩn châu Âu kể từ tháng 5 năm 2020

• 100 USD/triệu đơn vị nhiệt của Anh: Khí đốt tự nhiên ở châu Á và châu Âu có thể tăng lên mức giá này trong trường hợp mùa đông đặc biệt lạnh, hoặc tăng gần gấp bốn lần so với mức hiện tại, theo Citigroup

• Năm 2017: Năm gần nhất dữ lượng than theo mùa của Trung Quốc ở mức thấp như vậy, theo Morgan Stanley
Tại sao nó quan trọng

Tại sao tình hình này lại quan trọng

Ngay cả một mùa đông bình thường lạnh giá ở Bắc bán cầu cũng được cho là sẽ làm trầm trọng tình trạng thiếu hụt và đẩy giá năng lượng trên toàn thế giới lên cao. Kể từ khi thế giới chạy bằng nhiên liệu và điện, cuộc khủng hoảng năng lượng đe dọa chạm đến mọi ngõ ngách của nền kinh tế toàn cầu, bóp chết chuỗi cung ứng và thậm chí làm tăng giá lương thực, tất cả đều đồng nghĩa với việc lạm phát tăng vọt.

Trong trường hợp xấu nhất, châu Âu có thể phải đối mặt với tình trạng mất điện và những người sử dụng công nghiệp của Trung Quốc, bao gồm các nhà sản xuất chip và lò luyện nhôm, có thể phải đóng cửa các nhà máy, gây hậu quả vang dội trên toàn cầu. Các nền kinh tế không đủ khả năng cung cấp nhiên liệu - chẳng hạn như Pakistan hoặc Bangladesh - có thể sẽ phải ngừng hoạt động.

Một cuộc khủng hoảng chủ yếu diễn ra trong các ngành công nghiệp có thể sớm lan sang lĩnh vực chính trị, vì hóa đơn tiện ích và giá hàng hóa tăng cao có thể gây ra bất ổn trong quần chúng. Ví dụ, sản lượng thủy điện thấp ở Brazil đã buộc quốc gia này phải phụ thuộc nhiều hơn vào khí đốt tự nhiên đắt đỏ, làm tăng hóa đơn tiền điện cho các hộ gia đình, điều này có thể làm ảnh hưởng đến cơ hội của Tổng thống Jair Bolsonaro trong cuộc bầu cử vào năm tới.

 

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục dịch vụ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây