Nghiên cứu cho thấy tổn thương tim đe dọa bệnh nhân đã khỏi Covid sau một năm

Tổn thương tim do Covid-19 vượt xa giai đoạn ban đầu của bệnh, một nghiên cứu cho thấy ngay cả những người chưa bao giờ bị nặng đến mức cần nhập viện cũng có nguy cơ bị suy tim và tạo cục máu đông chết người một năm sau đó.

Bệnh tim và đột quỵ đã và đang là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Theo nghiên cứu đang được xem xét để công bố trên tạp chí Nature, các bệnh nhân sống sót sau Covid có khả năng gặp biến chứng tim gây chết người cao hơn – với con số lên tới hàng trăm triệu người trên toàn cầu - sẽ làm tăng thêm sức tàn phá của căn bệnh này.

Ziyad Al-Aly, giám đốc trung tâm dịch tễ học lâm sàng tại Hệ thống chăm sóc sức khỏe St. Louis ở Missouri, người đứng đầu cuộc nghiên cứu cho biết: “Hậu quả của Covid-19 là rất lớn. Các chính phủ và hệ thống y tế phải cảnh giác với thực tế rằng Covid sẽ phủ bóng đen dài dưới hình thức Covid kéo dài, và gây ra những hậu quả tàn khốc. Tôi lo ngại rằng chúng ta đang không coi trọng vấn đề này ”.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy nguy cơ bị đau tim, đột quỵ hoặc các biến cố tim mạch lớn khác trong 12 tháng đầu tiên của quá trình hồi phục Covid tăng lên theo mức độ nghiêm trọng của bệnh ban đầu. Họ so sánh nguy cơ gặp biến chứng tim ở 151.195 cựu chiến binh sống sót sau Covid với nguy cơ của hơn 3,6 triệu đồng nghiệp của họ, những người không mắc đại dịch bệnh này.

Dữ liệu được thu thập từ hệ thống chăm sóc sức khỏe tích hợp lớn nhất ở Hoa Kỳ. Đa số người sử dụng của nó là nam giới da trắng, điều đó có thể làm hạn chế mức độ tổng quát của kết quả từ cuộc nghiên cứu đối với các nhóm khác, các tác giả cho biết.

Họ phát hiện ra rằng những bệnh nhân mắc Covid không phải nhập viện tăng nguy cơ phát triển suy tim đến 39% và tăng 2,2 lần nguy cơ hình thành cục máu đông có khả năng gây chết người, được gọi là thuyên tắc phổi, trong năm tiếp theo, so với những người không mắc bệnh. Điều đó tính ra thêm 5,8 trường hợp suy tim và 2,8 trường hợp thuyên tắc phổi cho mỗi 1.000 bệnh nhân Covid chưa từng nhập viện.

Chăm sóc tích cực

Nghiên cứu cho thấy việc nhập viện vì Covid có liên quan đến nguy cơ ngừng tim gấp 5,8 lần và nguy cơ viêm cơ tim cao hơn gần 14 lần. Những bệnh nhân Covid cần được chăm sóc tích cực có nguy cơ cao hơn đáng kể, với gần một trong bảy người bị một biến cố tim bất lợi nghiêm trọng mà nếu không mắc Covid thì họ đã không gặp phải trong vòng một năm.

Nguy cơ biến chứng tim mạch tăng lên đối với những người sống sót qua Covid sau hơn 12 tháng so với những người không được chẩn đoán mắc Covid được liệt kê dưới đây:

                   (KHÔNG NHẬP VIỆN    |   NHẬP VIỆN    |    CẦN CHĂM SÓC TÍCH CỰC)


Ngừng tim

                          không đáng kể                482%                                    2,774%
Đột quỵ
                                24%                          177%                                      310%
Suy tim
                               39%                           270%                                     522%
Thuyên tắc phổi
                             119%                           855%                                    2,426%
Viêm cơ tim 
                               277%                        1,264%                                  3,940%

Các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng làm sáng tỏ nguyên nhân gây ra tổn thương tim ở bệnh nhân Covid. Các cơ chế khả dĩ bao gồm tổn thương kéo dài do sự xâm nhập trực tiếp của virus vào các tế bào cơ tim và các tế bào lót mạch máu, các cục máu đông và chứng viêm dai dẳng và khó chịu, các tác giả cho biết.

Các phát hiện từ các thảm họa tự nhiên và các đại dịch trước đây cho thấy tác động gián tiếp của Covid-19, bao gồm cô lập xã hội, kiệt quệ tài chính, thay đổi thói quen ăn uống và hoạt động thể chất, cũng như chấn thương và đau buồn, cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ đối với bệnh tim mạch, họ nói.

 

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục dịch vụ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây