Dòng thời gian của cuộc đàn áp tiền điện tử ở Trung Quốc thể hiện sự thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu

Cuộc đàn áp nhiều năm của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp tiền điện tử có thể đã đạt đến đỉnh điểm vào thứ Sáu (24/09), củng cố sự thay đổi cán cân quyền lực rời xa khỏi một trong những quốc gia đầu tiên chấp nhận thế giới tiền kỹ thuật số.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tuyên bố sẽ chấm dứt hoạt động khai thác bất hợp pháp và ngăn các sàn giao dịch nước ngoài tiến hành kinh doanh với công dân nước mình - thúc đẩy việc xóa sổ lên tới 159 tỷ đô la giá trị thị trường của các loại tiền kỹ thuật số từ Bitcoin và Solana đến XRP.

Jehan Chu, người sáng lập công ty đầu tư Kenetic Capital ở Hồng Kông, cho biết: “Đây là giai đoạn mới nhất và có lẽ là cuối cùng trong cuộc đàn áp tiền điện tử của chính phủ Trung Quốc. Trung Quốc luôn nhất quán về mong muốn loại bỏ tự do giao dịch tiền điện tử và tập trung vào các dự án được kiểm soát nhiều hơn."

Từng là cái nôi của ngành công nghiệp này, Trung Quốc - dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản - đã đẩy tiền điện tử ra rìa với một số quy định khắc nghiệt nhất trong số các nền kinh tế lớn. Sau khi loại bỏ các sàn giao dịch địa phương, cấm các dịch vụ tiền điện tử của các công ty tài chính và gần đây là lọc bỏ những công ty đào tiền ảo, trung tâm của sức mạnh tiền điện tử giờ đây là các thị trường phát triển.

Một dấu hiệu cho ta thấy rõ điều trên: Trên các nền tảng giao dịch Binance và FTX, khối lượng giao dịch của các công cụ phái sinh phổ biến được gọi là hợp đồng tương lai vĩnh cửu (perpetual futures contract) tăng trung bình vào buổi trưa ở New York, hoặc 5 giờ chiều ở Luân Đôn, theo nhà cung cấp dữ liệu Kaiko.

Điều này xảy ra khi các quốc gia trên khắp thế giới thắt chặt quy định cùng với việc Hoa Kỳ đe dọa các công ty trong ngành bằng kiện tụng hoặc lệnh ngừng hoạt động. Nhưng lập trường của Trung Quốc rõ ràng là cứng rắn - đi đôi với nỗ lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc đưa các ngành công nghiệp quan trọng vào tầm kiểm soát, từ trò chơi trực tuyến và dạy kèm qua mạng đến giao dịch tần suất cao.

Đây là cả một cuộc hành trình dài. Trong giai đoạn đầu tiên của sự trỗi dậy của Bitcoin kể từ khi nó chính thức ra đời năm 2009, Trung Quốc là cơ sở cho các công ty khai thác và các sàn giao dịch lớn nhất, cũng như một nhóm các nhà đầu cơ tích cực. Cũng có những dấu hiệu cho thấy có người sử dụng tiền kỹ thuật số để hạn chế việc rút tiền ra khỏi đất nước, đặc biệt là khi đồng nhân dân tệ giảm giá.

Nhưng cuộc đàn áp các sàn giao dịch của Trung Quốc năm 2017 đã làm thay đổi tất cả. Nó đã thúc đẩy một số sàn như Huobi, OKEx và Binance chuyển hoạt động ra nước ngoài, đến hiện tại, sự tham gia của các thương nhân Trung Quốc trong nước vào các sàn giao dịch tập trung là rất ít.

Clara Medalie, trưởng nhóm nghiên cứu tại công ty cung cấp dữ liệu Kaiko, cho biết rất khó theo dõi bất kỳ hoạt động nào còn sót lại vì chúng có thể được thực hiện thông qua các mạng lưới riêng ảo giấu đi vị trí của người dùng. Một số người còn giao dịch trên các địa điểm mua bán phi tập trung (over the counter venues).

Tuy nhiên, các động thái hôm thứ Sáu (24/09) cho thấy sự đàn áp xa hơn đối với cả các kênh thay thế này. Trước khi Trung Quốc cấm các sàn giao dịch tiền điện tử vào năm 2017, các nhà đầu tư địa phương nắm giữ ước tính 7% Bitcoin của thế giới và chiếm khoảng 80% giao dịch, theo truyền thông nhà nước.

"Tin tức từ Trung Quốc chắc chắn có tác động đến thị trường vì nó có thể làm rung chuyển tâm lý thị trường, nhưng tại thời điểm này tác động thực tế của một lệnh cấm khác đến từ Trung Quốc chỉ có tác động tối thiểu đến cấu trúc thị trường cơ bản", Medalie nói.

Đồng thời, quốc gia này vẫn ủng hộ công nghệ blockchain, nền tảng cho Bitcoin, cũng như - một lẽ đương nhiên - đồng nhân dân tệ kỹ thuật số của riêng nó, vốn đã được Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ủng hộ nhiệt tình.

“Trung Quốc có thể vẫn đang thiết lập bối cảnh cho đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương của nước mình, và do đó họ muốn dọn chỗ cho một đồng xu được kiểm soát tập trung nhưng có mệnh giá blockchain,” Justin d'Anethan, giám đốc bán hàng tại Hồng Kông của sàn giao dịch tiền điện tử EQUOS, viết qua tin nhắn. “Hoặc có lẽ họ chỉ đơn giản là đang cố gắng chủ động chống lại dòng vốn chảy ra nước ngoài trong giai đoạn cần thiết”.

Tại Bequant, một công ty môi giới tiền điện tử, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu, Martha Reyes cho biết đợt bán tháo hôm thứ Sáu (24/09) có lẽ đã trở nên trầm trọng hơn do sự thận trọng trên diện rộng sau đợt lao dốc vào ngày 7/9, cũng như việc hết hạn quyền chọn vào thứ Sáu. Theo sàn giao dịch Deribit, lãi suất huy động vốn, hay lãi suất mà những nhà đầu tư giá lên (bull investugator) trả để giao dịch hợp đồng tương lai gần đây đã giảm xuống và 2,9 tỷ đô la quyền chọn đang lưu hành sẽ hết hạn vào thứ Sáu. Đó là sự kiện mà một số người cho rằng thường thúc đẩy biến động.

Dữ liệu của Deribit cho thấy một chỉ số về sự biến động của Bitcoin đã nhảy từ 80 lên đến 91 trong suốt ngày thứ Sáu.

Ngay cả khi ảnh hưởng của các thương nhân Trung Quốc suy yếu, nỗ lực của quốc gia này trong việc ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nợ bất động sản đã chứng tỏ sự ảnh hưởng lớn trên cả thị trường chứng khoán và thị trường tiền điện tử toàn cầu trong tuần này. Mối tương quan trong 50 ngày giữa S&P 500 và Bitcoin vẫn luôn tích cực trong năm nay, nhảy lên mức cao nhất kể từ tháng 10 gần đây.

Reyes nói: “Dù sao thì cảm tính cũng khá mong manh. Chúng ta đã bắt đầu tuần này với FUD Trung Quốc và chúng ta kết thúc tuần này với FUD Trung Quốc,” bà nói, đề cập đến tiếng lóng trong lĩnh vực tiền điện tử là sợ hãi, không chắc chắn và nghi ngờ (FUD: Fear – Uncertainty – Doubt).

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục dịch vụ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây