Giáo viên cần theo sát, nắm bắt tâm lý học sinh ngay từ những buổi học đầu năm học. (Ảnh minh họa) |
4. Không tạo kế hoạch hành động cho những học sinh kém
Học sinh thể hiện hành vi kém thường không chắc chắn về cách cải thiện nó. Giáo viên nên tạo ra các kế hoạch hành động mô tả rõ ràng các kỳ vọng và phân định các bước mà học sinh có thể thực hiện để thành công.
Khi học sinh bị điểm kém hay yếu môn học nào, giáo viên hãy chỉ ra những nhiệm vụ cho học sinh phải làm để cải thiện điều đó. Có một kế hoạch hành động cụ thể sẽ giúp học sinh khắc phục được những hành vi kém.
5. Đuổi học hay trừng phạt với các vi phạm nhỏ
Mục đích sử dụng kỷ luật là để học sinh rèn luyện tiến bộ trong lớp học. Hành vi vi phạm nhỏ nên có cuộc trò chuyện giữa giáo viên với học sinh để phê bình, rút kinh nghiệm và sau đó là động viên. Vi phạm trung bình giáo viên nên có các cuộc gọi điện hoặc gặp gỡ phụ huynh để trao đổi trực tiếp.
Việc yêu cầu một học sinh rời khỏi lớp học hoặc báo cáo nhà trường chỉ nên sử dụng cho các vi phạm nghiêm trọng. Nếu một giáo viên đuổi học sinh ra khỏi lớp quá dễ dàng, thể hiện lớp học không có kỷ luật. Ngoài ra nếu giáo viên báo cáo ngay nhà trường để xử lý kỷ luật những vi phạm nhỏ, thể hiện giáo viên đó không có khả năng quản lý hiệu quả lớp học.
6. Không xử lý vấn đề ngay từ đầu
Hầu hết các vấn đề về hành vi đều có một nguyên nhân cơ bản. Ví dụ: Một giáo viên kể câu chuyện, em học sinh trong lớp có vấn đề về hành vi trong suốt thời gian dài nhưng đến khi học sinh này nổi cơn thịnh nộ trong lớp cô mới tá hỏa.
Khi tìm hiểu thì được biết, hành vi không ổn định đó bắt nguồn từ việc bố mẹ không cho tham gia chơi ở đội bóng rổ của trường. Cô đã gặp bố mẹ để thuyết phục phụ huynh cho em tham gia đội bóng và vấn đề được giải quyết. Như vậy, nhiều vấn đề quản lý lớp học mà giáo viên phải đối mặt có thể xóa bỏ bằng cách tìm hiểu học sinh và tìm ra gốc rễ hành vi.
Nguồn https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/cach-tranh-6-loi-quan-ly-lop-giao-vien-hay-mac-dip-dau-nam-hoc-4033136-v.html
Ý kiến bạn đọc