Bệnh tiểu đường: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Suckhoedoisong.vn - Tiểu đường hay Đái tháo đường là một trong những bệnh lý phổ biến và rất nguy hiểm. Bệnh phát triển một cách thầm lặng, đến khi có biểu hiện ra bên ngoài thường đã nghiêm trọng.

Bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường là một loại bệnh về nội tiết do rối loạn chuyển hóa chất đường trong máu khiến cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao. Bệnh có 2 dạng là tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2. Đây là một trong số các căn bệnh phổ biến hiện nay ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh, nhất là khi đây chính là nguyên nhân gây nên các bệnh về tim mạch, huyết áp, suy thận…

Xét nghiệm máu là khâu quan trọng giúp tầm soát, chẩn đoán, theo dõi bệnh tiểu đường (ảnh minh họa)

Triệu chứng bệnh tiểu đường

Tùy theo bệnh tiểu đường type 1 hay type 2 sẽ có những triệu chứng khác nhau.

– Tiểu đường type 1:

+ Người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi khó chịu

+ Khát nước: Triệu chứng này có thể nhận biết khi cảm giác khát nước trở nên quá mức so với bình thường

+ Đi tiểu nhiều vào ban đêm

+ Cảm giác đói quằn quại

+ Giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân

– Tiểu đường type 2:

Các biểu hiện ban đầu của bệnh tiểu đường type 2 thường khó nhận biết và khó phân biệt. Người bệnh cũng thấy xuất hiện các triệu chứng tương tự với tiểu đường type 1 như luôn cảm thấy mệt mỏi, giảm cân nhanh không rõ lý do. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng sau:

+ Cảm giác nhanh thấy đói, ăn nhiều: Đây là một biểu hiện đặc trưng của bệnh tiểu đường type 2 do nồng độ insulin cao trong cơ thể gây ra.

+ Vết thương lâu lành: Do lượng đường trong máu cao khiến cho hoạt động của bạch cầu bị bất thường và giảm đi khả năng tự bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn, vi trùng xâm nhập gây hại.

+ Nhiễm trùng: Do hệ thống miễn dịch bị suy giảm chức năng bởi bệnh tiểu đường khiến cho cơ thể dễ bị nhiễm trùng, nấm sinh dục, nhiễm trùng da,…

+ Rối loạn tình dục: Biểu hiện qua các chứng bệnh ở cả nam và nữ như xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, giảm ham muốn tình dục,…

+ Nhìn thấy mờ.

Nếu trong cơ thể có nhiều calo dư thừa sẽ gây ra tình trạng kháng insulin, dẫn đến bệnh tiểu đường (ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường type 1: Phụ thuộc vào lượng insulin do cơ thể không tự sản xuất được. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em và những người dưới 30 tuổi. Nguyên nhân gây ra tiểu đường type 1 bao gồm:

– Do di truyền: Gen là yếu tố quan trọng làm phát triển bệnh tiểu đường type 1. Nếu trong gia đình có bố, mẹ bị mắc bệnh tiểu đường, con cái sẽ có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này. Song vẫn có trường hợp không có sự tác động của các yếu tố gen gây bệnh lên hệ miễn dịch.

– Do hệ miễn dịch bị suy giảm: Lúc này, các tế bào bạch cầu tấn công tế bào beta. Điều này làm suy giảm tuyến tụy và mất dần khả năng sản xuất insulin trong cơ thể.

– Do môi trường tác động: Các yếu tố như môi trường, thực phẩm, chế độ ăn uống, nhiễm khuẩn hay nhiễm độc tố vào cơ thể cũng là nguyên nhân gây ra tiểu đường type 1.

Bệnh tiểu đường type 2: Tiểu đường type 2 không phụ thuộc vào insulin. Người bị bệnh tiểu đường type 2 thường trên 40 tuổi. Hiện nay, bệnh đang ngày càng trẻ hóa gây ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt và tính mạng người bệnh. Các nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2 bao gồm:

– Di truyền: Cũng như bệnh tiểu đường type 1, gen đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bệnh tiểu đường type 2 làm giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy.

– Béo phì và ít vận động: Nếu trong cơ thể có nhiều calo dư thừa sẽ gây ra tình trạng kháng insulin. Khi người bệnh ít vận động sẽ tác động tới tuyến tụy và gây áp lực ép tuyến tụy phải sản xuất insulin. Tuyến tụy suy yếu và mất dần khả năng sản xuất chất này gây ra tiểu đường.

Điều trị bệnh tiểu đường

Trong bệnh tiểu đường type 1, các tế bào beta tuyến tụy bị hủy hoại nên không tiết ra được insulin cho cơ thể. Lúc này bệnh nhân cần phải được điều trị bằng insulin.

Đối với bệnh tiểu đường type 2, hiện tượng thiếu chất insulin do 3 bất thường giảm insulin, kháng insulin và tăng sản xuất glucose từ gan. Do đó việc chữa bệnh tiểu đường cần phải dùng các nhóm thuốc hạ đường huyết loại uống làm cho cơ thể tăng sản xuất chất insulin, làm giảm tình trạng kháng insulin, và ngăn ngừa hinẹ tượng hấp thụ carbohydrat ở ruột. Mọi chỉ định về dùng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sỹ.

Bên cạnh đó, người bệnh cần phối hợp và hỗ trợ điều trị bằng chế độ ăn hợp lý và chế độ vận động đều đặn, phù hợp.

Ưu điểm điều trị tiểu đường tại Hệ thống Y tế Thu Cúc

– Bệnh nhân tiểu đường sẽ được khám và điều trị bởi đội ngũ bác sĩ giỏi, trong đó có bác sĩ CKI Phạm Thị Thu Hà. Bác sĩ Hà với gần 30 năm kinh nghiệm khám và điều trị bệnh lý Nội tiết bao gồm bệnh đái tháo đường và các bệnh khác, trong đó có nhiều ca bệnh khó. Bác sĩ được đào tạo chuyên sâu, bài bản về chuyên ngành Nội tiết, được đánh giá cao về năng lực khám và điều trị và luôn hết lòng vì bệnh nhân.

Bên cạnh đó, chuyên khoa Nội tiết của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI còn quy tụ rất nhiều bác sĩ giỏi khác. 

– Trang thiết bị y tế mới và hiện đại nhất hiện nay: Bệnh viện Thu Cúc đã trang bị những thiết bị y tế hiện đại giúp tầm soát bệnh sớm ngay từ giai đoạn đầu. Trong đó, ngoài những thiết bị chẩn đoán bệnh tim mạch thông thường, phải kể đến hệ thống chụp cắt lớp CT 64 dãy giúp chụp hệ mạch và chẩn đoán bệnh động mạch vành.

– Hệ thống đặt lịch khám chuyên nghiệp, nhanh chóng, thuận tiện.

– Cơ sở vật chất hiện đại, sạch đẹp, đội ngũ y tá, điều dưỡng nhiệt tình, có chuyên môn cao.

– Chính sách bảo hiểm đúng quy định, hỗ trợ tối đa cho người bệnh.
 

Nguồn tham khảo: Báo Sức Khỏe & Đời Sống

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục dịch vụ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây